Câu hỏi thường gặp
- TNET Cloud
- /
- Câu hỏi thường gặp
Bồi thường là khoản phí mà tổ chức cung cấp và xác thực SSL của bạn sẽ trả cho bạn khi website có sự cố xuất phát từ lỗi phía tổ chức chứng thực gây thiệt hại tiền bạc cho khách hàng. Tổ chức chứng thực SSL sẽ có trách nhiệm giải quyết về vấn đề bồi thường khi có khiếu nại, không phải TNET.
Với các chứng chỉ SSL trả phí, website của bạn sẽ hỗ trợ truy cập tốt với giao thức HTTPS trên 99,99% trình duyệt hiện nay. Với các chứng chỉ SSL miễn phí như Let’s Encrypt sẽ không hỗ trợ các trình duyệt phiên bản cũ.
Ngoài ra với chứng chỉ SSL trả phí, bạn chỉ cần gia hạn mỗi năm một lần và được bồi thường nếu có sự cố xảy ra do chứng chỉ.
Với các chứng chỉ khi gia hạn, Cơ quan xác thực sẽ yêu cầu khách hàng xác minh lại chứng chỉ giống như lúc mới đăng ký.
Bạn sẽ được hoàn tiền lại trong vòng 10 ngày kể từ khi dịch vụ chứng chỉ SSL được kích hoạt trong trường hợp chứng thực thất bại hoặc đăng ký nhầm dịch vụ.
Chứng chỉ SSL được xem là một phần không thể thiếu trên internet hiện nay, là một công nghệ an ninh giúp mã hóa các dữ liệu gửi từ khách truy cập đến máy chủ website. Mỗi website sẽ có một chứng chỉ SSL riêng biệt nhằm có thể giải mã và xem dữ liệu tiếp nhận trên máy chủ.
Khi chứng chỉ SSL được kích hoạt, website sẽ sử dụng giao thức HTTPS để mã hóa các dữ liệu khách hàng gửi về và chỉ có máy chủ chứa khóa chứng chỉ mới có thể giải mã được dữ liệu. Điều này sẽ giúp khách hàng bảo vệ tối đa thông tin quan trọng của mình như thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân hoặc các thông tin nhạy cảm khác khỏi các nguy cơ bị đánh cắp thông tin khi trung chuyển dữ liệu từ trình duyệt khách hàng đến máy chủ website. Đó là lý do tại sao những website ngân hàng, thương mại điện tử lớn đều sử dụng chứng chỉ SSL như một tiêu chuẩn bắt buộc.
Bên cạnh đó, chứng chỉ SSL cũng giúp người dùng tin tưởng vào website hơn vì thông tin website được xác thực trên chứng chỉ. Với các loại chứng chỉ cấp doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp cũng sẽ được ký vào chứng chỉ. Một website với giao thức HTTPS sẽ có dấu hiệu màu xanh trên trình duyệt kèm theo chữ AN TOÀN sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng của khách truy cập.
Google Chrome và Firefox sẽ hiển thị website của bạn KHÔNG AN TOÀN khi sử dụng giao thức HTTP thông thường, bạn có là một trong số đó?
Hãy trang bị chứng chỉ SSL ngay hôm nay để website có giao thức HTTPS an toàn, bảo vệ các giao dịch quan trọng, tăng uy tín cho website giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên website.